Tổng quan phần mềm CATIA- Phần mềm tích hợp Cad/Cam/Cae

Phần mềm Catia là gì?

Phần mềm Catia  được viết tắt từ cụm từ (Computer Aided Three Dimensional Interactive Application), dịch nôm na có nghĩa trong tiếng việt là “ Xử lý tương tác trong không gian ba chiều có sự hỗ trợ của máy tính”, phần mềm Catia CAD/CAM/CAE được hãng Dassault Systemes (một công ty của Pháp) phát triển và IBM là nhà phân phối trên toàn thế giới. Catia được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++. Catia là viên đá nền tảng đầu tiên của bộ phần mềm quản lý toàn bộ 1 chu trình sản phẩm của hãng Dassault.

Giao diện phần mềm Catia

Sơ lược phần mềm CATIA

Phần mềm này được viết vào cuối những năm 1970 và đầu 1980 để phát triển máy bay chiến đấu Mirage của Dassault, sau đó được áp dụng trong ngành hàng không vũ trụ, ô tô, đóng tàu, và các ngành công nghiệp khác. Kiến trúc sư Frank Gehry đã sử dụng nó để thiết kế các Bảo tàng Guggenheim Bilbao và Walt Disney Concert Hall.

Năm 1984, Công ty Boeing đã chọn phần mềm Catia là công cụ chính để thiết kế sản phẩm 3D- CATIA CAD và trở thành khách hàng lớn nhất. Từ đó việc thiết kế sản phẩm trên Catia được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng.

Thiết kế khuôn nhựa bằng Catia

Năm 1988, phần mềm CATIA phiên bản 3 đã được chuyển từ các máy tính Mainframe sang UNIX. Năm 1990, General Dynamics/Electric Boat Corp đã chọn phần mềm CATIA như là công cụ chính thiết kế sản phẩm 3D CAD CATIA, thiết kế sản phẩm các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hoa Kỳ.

Năm 1998, một phiên bản viết lại hoàn toàn CATIA, Catia V5 đã được phát hành, với sự hỗ trợ của UNIX, Windows NT và Windows XP từ 2001. Năm 2008, Dassault công bố CATIA V6, hỗ trợ cho các hệ điều hành Windows, các hệ điều hành không phải Windows không được hỗ trợ nữa.

Thiết kế khuôn dập liên hoàn trên Catia

Phần mềm CATIA là hệ thống CAD/CAM/CAE 3D hoàn chỉnh và mạnh mẽ nhất hiện nay, do hãng Dassault Systems phát triển, phiên bản lần lượt được cập nhật sau đó là CATIA V5R20, CATIA V62009 , là tiêu chuẩn của thế giới khi giải quyết hàng loạt các bài toán lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, cơ khí, tự động hóa, công nghiệp ô tô, tàu thủy và cao hơn là công nghiệp hàng không. Nó giải quyết công việc một cách triệt để, từ khâu thiết kế mô hình CAD CATIA (Computer Aided Design), đến khâu sản xuất lập trình gia công cnc trên CATIA dựa trên cơ sở CATIA CAM (Computer Aided Manufacturing, khả năng phân tích tính toán, tối ưu hóa lời giải dựa trên chức năng CAE CATIA (Computer Aid Engineering) của phần mềm CATIA.

Lập trình gia công CNC trên phần mềm Catia

Hiện tại với hơn 170 modul được tích hợp, đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu sử dụng trong tất cả các ngành nghề như cơ khí, ô tô, hàng không, kiến trúc, điện tử, hệ thống đường ống…Và các modul này có thể mua riêng bản quyền phần mềm CATIA để có thể phù hợp với từng ngành nghề.

Giới thiệu một số modul trong CATIA

Module phần CAD CATIA

Đây là module (dùng để thiết kế sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp)
Mechanical Design CATIA: được tích hợp bao gồm các modul như Part Desgin,Drafting, thiết kế tấm trên Catia Sheet Metal, Mold Tooling...

Generative Shape Desgin: được tích hợp các modul xử lý bề mặt, tạo các mặt phức tạp, ứng dụng nhiều trong hàng không như: Generative Shape, Free Style, Sketch Tracker…

Module phần CAM CATIA

Phần lập trình gia công trên phần mềm Catia (bao gồm các modul về phay và tiện, áp dụng các phương pháp phay tiên tiến nhất) Lathe Machining, Mill Machining…

Phần Analysis

Phân tích Cae trên Catia bao gồm các modul về phân tích động lực học, phân tích kết cấu, phân tích ứng lực của chi tiết…
Phần về đường ống và các thiết bị điện, điện tử

Phần Human CATIA

Phần này dùng để phân tích con người về sử dụng phương tiện để đưa ra những khoảng cách và tư thế phù hợp cho từng vóc dáng của con người, không gây cảm giác mỏi khi sử dụng phương tiện trong thời gian dài
CATIA ROBOTCIS: dùng để mô phỏng hoạt động của các robot sản xuất, lắp ghép dây chuyền trong hệ thống sản xuất

Bản quyền phần mềm CATIA

Phần mềm Catia là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE/PLM nên giá phần mềm bản quyền CATIA cũng tương đối cao, nên tùy từng yêu cầu cụ thể mà các doanh nghiệp, trường học sẽ mua những module cho phù hợp.

Tài liệu tự học phần mềm Catia hiện nay cũng tương đối nhiều, nên các kỹ sư, công nhân, học sinh , sinh viên có thể tự tìm tòi học phần mềm Catia một cách chủ động nhất.

Công ty Công nghệ CMP tự hào là đơn vị cung cấp phần mềm bản quyền CATIA cho nhiều đơn vị khác nhau, ngoài ra CMP TECH  liên tục tổ chức hướng dẫn học phần mềm Catia bằng các khóa học chuyên sâu phục vụ tốt cho công việc học tập và nghiên cứu; thiết kế khuôn nhựa trên CATIA, thiết kế khuôn đột dập bằng Catia, thiết kế khuôn dập liên hoàn, lập trình gia công CNC trên Catia…

Nội dung hướng dẫn học phần mềm Catia

STTNội dungSố buổi

Tổng quan về Catia vẽ phác thảo 2D Sketch

1
Bài 1Giới thiệu chung về các modul trong Catia
Quản lý đối tượng và dữ liệu
Làm việc với các thanh công cụ
Hướng vẽ phác 2D
Các công cụ tạo lập  ràng buộc các đối tượng về kích thước và tương quan vị trí hình học
Các công cụ hỗ trợ tạo đối tượng hình học
Các công hiệu chỉnh
Bài 2

Thiết kế mô hình khối 3D Part Design

1
Cách dựng hình khối 3D trong Catia
Các công cụ tạo khối cơ bản: Sketch-Based Features
Các công cụ tạo đối tượng tham chiếu: Reference Elements
Bài tập luyện tập
Các công cụ tạo khối nâng cao
Bài 3

Hiệu chỉnh đối tượng 3D

1
Các công cụ sao chép, biến đổi khối: Transformation Features
Hiệu chỉnh các tham số thiết kế
Tạo chi tiết, lập thư viện cho chi tiết
Bài tập luyện tập
Bài 4

Thiết kế khung dây bề mặt

2
Giới thiệu quan điểm tạo hình trên Generative Shape Design
Các công cụ tạo khung dây cơ sở Wireframe Geometry
Các công cụ tạo bề mặt Surface
Hướng dẫn cách tạo mặt phẳng làm việc, điểm, đường
Hướng dẫn các lệnh cơ bản trong môi trường vẽ mặt : đùn, quay, quét,nối. các mặt
Các công cụ sử lý bề mặt
Hiệu chỉnh các tham số bề mặt:  Cắt , fillet, join,đối xứng, quay
Các công cụ phân tích mặt
Cách chuyển đổi giữa các môi trường có thể thiết kế mặt, ứng dụng hợp lý các moodul để thiết kế mặt hiệu quả
Bóc tách chi tiết, hoàn thiện sản phẩm
Cách vá các mặt với dung sai cho phép
Bài tập luyện tập
Bài 5

Lắp giáp chi tiết- Assembly

2
Đưa chi tiết vào môi trường lắp ráp. Quản lý đối tượng lắp ráp
Cách di chuyển (không có ràng buộc) trong môi trường lắp ghép
Tạo các ràng buộc trong lắp ráp các đối tượng (góc, mặt offset,đồng tâm….)
Hiệu chỉnh chi tiết trong môi trường lắp ráp
Tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp
Kiểm tra và phân tích các mối lắp ráp
Tạo các mặt cắt trong lắp ghép
Bài 6

Xuất bản vẽ kỹ thuật 2D

1
Cách thiết lập một bản vẽ 2D từ chi tiết 3D đã có sẵn (tạo ra các hình chiếu bằng,cạnh, dứng…và hình 3D, cắt trích)
Hiệu chỉnh các đường nét kích thước, text,  ghi dung sai…
Cách ghi kích thước và dung sai sao cho hợp lý
Bài tập luyện tập
Bài 7Bài tập lớn1