Tìm hiểu chung phần mềm Pro Engineer- Creo

Phần mềm Pro engineer là gì?

Phần mềm Pro Engineer bao gồm khả năng Thiết kế và Phân tích sản phẩm, thiết kế khuôn mẫu nhựa, khuôn đột dập, tạo chương trình gia công CNC.

Lập trình gia công CNC trên phần mềm Pro engineer

Thiết kế sản phẩm trên Pro engineer

Thiết kế sản phẩm theo tham số: Phần mềm Pro Engineer  là phần mềm CAD đầu tiên trên thế giới áp dụng nguyên lí tham số (parameter) trong thiết kế. Theo đó tất cả những phần tử thiết kế ra đều ở dạng tham số. Điều này giúp giúp nâng cao hiệu suất thiết kế lên rất nhiều vì khi cần nhà thiết kế có thể hiệu chỉnh dễ dàng những phần tử này mà không phải thiết kế lại từ đầu.

Thiết kế solid và surface: Pro Engineer Cad  thiết kế tốt ở cả 2 dạng solid và surface. Công cụ phong phú và mạnh mẽ cộng với việc chuyển đổi dễ dàng giữa 2 định dạng này tạo cho Pro Engineer một ưu thế lớn trên thị trường các phần mềm CAD thế giới và cho phép nhà thiết kể thể hiện ý tưởng của mình lên sản phẩm một cách trung thực nhất.

Làm việc với phần mềm CAD khác: Phần mềm Pro Engineer  cho phép nhập những thiết kế từ các phần mềm khác vào để tiếp tục thiết kế. Trong trường hợp mẫu đưa vào bị lỗi, Pro Engineer cung cấp công cụ Import DataDoctor để chỉnh sửa. Cuối cùng, khi sản phẩm hoàn chỉnh, nó có thể được xuất qua AutoCAD hay một phần mềm nào khác để tiện lợi hơn cho việc in ấn.

Thường được biết đến với tên gọi Style. Interactive surface design extension (ISDX) là modul chuyên dùng để thiết kế bề mặt tự do. Công cụ tuy ít và đơn giản nhưng khả năng ứng dụng lại rất lớn, cho phép người dùng thiết kế được những mặt cong phức tạp nhất, theo cách tự do nhất. Nó chính là ưu điểm của phần mềm Pro Engineer  so với các phần mềm CAD khác.

Nguyên tắc thiết kế của Style cũng đi từ việc vẽ điểm, đường để từ đó dựng nên các bề mặt. Những đường curve của nó có thể được vẽ trên mặt phẳng, bề mặt bất kì hay trong không gian 3 chiều một cách tự do. Bên cạnh đó Style còn cung cấp những công cụ phân tích đặc điểm hình học như độ cong, bán kính, độ dốc, độ liên tục bề mặt… để người thiết kế có thể sáng tạo ra những sản phẩm có hình dạng phức tạp mà không lo ngại về vấn đề gia công chế tạo . Một đặc điểm của Style nữa là các mối quan hệ “cha – con” trong thiết kế không cứng nhắc và Style không quan tâm nhiều đến kích thước trong khi thiết kế vì chức năng chính của nó là thiết kế kiểu dáng. Khi cần kích thước chính xác, Style sẽ được hỗ trợ bởi tính năng BMX.

Behavioral Modeling Extension là một tính năng cao cấp của Pro Engineer: kết hợp thiết kế với các công cụ tính toán, phân tích để tối ưu hóa sản phẩm và đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu của người thiết kế. Lấy ví dụ một bài toán thường được đặt ra cho các nhà sản xuất ngành nhựa là thiết kế một sản phẩm có thể tích cố định cho trước. Nếu không dùng BMX, nhà thiết kế phải thay đổi thủ công các kích thước nhiều lần để đạt được thể tích yêu cầu. Việc làm này vừa mất thời gian vừa không chính xác. Với BMX, nhà thiết kế chỉ việc chọn một (hoặc nhiều) kích thước muốn thay đổi, xác định phạm vi thay đổi của chúng, Pro Engineer  sẽ tự động điều chỉnh kích thước đúng với yêu cầu. Kết hợp BMX với ISDX, doanh nghiệp có thể cho ra đời những sản phẩm thỏa mãn những yêu cầu về kĩ thuật lẫn mĩ thuật trong thời gian nhanh nhất.

Phần mềm Pro Engineer có thể thiết kế sản phẩm theo 2 nguyên tắc Buttom – Up và Top – Down

Nguyên tắc Buttom – Up tạo ra các sản phẩm riêng biệt sau đó lắp ghép chúng lại với nhau. Ưu điểm của nguyên tắc này là không phải mất thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm. Tuy nhiên nó có nhược điểm là các kích thước của sản phẩm không được quản lí thống nhất. Nếu có sự thay đổi kích thước ở một sản phẩm nào đó, mối quan hệ lắp ghép sẽ bị phá vỡ và nhà thiết kế sẽ phải hiệu chỉnh các kích thước còn lại cho phù hợp. Chính vì vậy, nguyên tắc này thường chỉ dùng khi thiết kế những sản phẩm đơn lẻ.

Không như nguyên tắc Buttom – Up, nguyên tắc Top – Down sẽ tạo cơ sở dữ liệu trung tâm là những “khung sườn” trước, sau đó dùng nó để phát triển sản phẩm. Do dùng chung những thông số hình học và kích thước của “khung sườn”, những sản phẩm được thiết kế ra sẽ đảm bảo được sự tương đồng kích thước khi lắp ghép, trong trường hợp cần thay đổi kích thước lắp, nhà thiết kế chỉ cần thay đổi “khung sườn”, các sản phẩm sẽ tự động cập nhật theo. Nhược điểm của nguyên tắc này là phải mất thời gian cho việc tính toán và thiết kế những “khung sườn” trước. Tuy nhiên với những sản phẩm yêu cầu lắp ghép nhiều chi tiết với nhau thì nguyên tắc Top – Down là sự lựa chọn lí tưởng.

Modul Reverse Engineering Extension chuyên dùng để “thiết kế ngược”, tức là tái tạo lại 1 chi tiết trên Pro Engineer  từ dữ liệu là những “đám mây điểm” – point cloud. Nguyên tắc của nó là từ những đám mây điểm sẽ dựng lên những mặt facet, loại bỏ những điểm thừa, phân tích đặc điểm hình học của chúng để chỉnh sửa và tạo nên những bề mặt hoàn chỉnh hơn. Sử dụng thiết bị đo quét ba chiều kết hợp với REX sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Phân tích CAE trên Pro engineer

ModelCheck: Trong quá trình thiết kế đôi khi phát sinh những lỗi về hình học (geometry) nhưng người thiết kế không thể phát hiện được. Mặc dù những lỗi này có thể không ảnh hưởng đến việc thiết kế, nhưng nó sẽ gây khó khăn hoặc thậm chí không thể tiến hành được việc tách khuôn và gia công. Chính vì vậy, Pro Engineer  đưa ra công cụ ModelCHECK giúp người thiết kế có thể phát hiện những lỗi này để có biện pháp xử lí kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến những công đoạn thiết kế sau đó.

MoldelCHECK chạy trực tiếp trong Pro Engineer , xuất ra các thông báo về tình trạng sản phẩm dưới dạng HTML đồng thời đánh dấu lỗi (nếu có) ngay trên mô hình đang thiết kế. Những thông báo lỗi nào khó hiểu sẽ được Pro Engineer giải thích cụ thể trong mục ModelCHECK Teacher

Pro/MECHANICA: Với những sản phẩm làm việc trong điều kiện chịu áp lực hay nhiệt độ thì việc phân tích, dự đoán sức bền của nó là rất cần thiết vì nó tiết kiệm được thời gian và công sức cho việc chế tạo mẫu thử nghiệm. Trong Pro Engineer, việc phân tích này được thực hiện thông qua Pro/MECHANICA.

Pro/MECHANICA có thể chạy ngay trong Pro Engineer  hoặc chạy độc lập. Nếu chạy tích hợp, tất cả các công việc phân tích, tính toán, tối ưu đều được thực hiện ngay trong Pro Engineer, không cần qua bước chuyển đổi dữ liệu. Nếu chạy độc lập, đối tượng phân tích có thể được xây dựng ngay trong Pro/MECHANICA hoặc import từ Pro Engineer  hay một phần mềm CAD bất kì.

Pro/MECHANICA cơ bản có hai modul : Structure và Thermal. Structure phân tích những yếu tố liên quan đến ứng suất, biến dạng nhỏ của sản phẩm trong khi Thermal phân tích những yếu tố liên quan đến sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản phẩm. Quá trình phân tích bắt đầu bằng việc khai báo các điều kiện ban đầu (lực, nhiệt độ, áp suất…), sau đó Pro/MECHANICA sẽ tiến hành tính toán, mô phỏng kết quả và đưa ra phương án tối ưu nhất cho thiết kế của sản phẩm. Ngoài ra Pro/MECHANICA còn có thể mô hình hóa các đối tượng và chuyển sang phân tích bằng một phần mềm khác như ANSYS, NASTRAN, ABAQUS

Plastic Advaisor thực chất là phần mềm Part Advaisor của hãng Moldflow được tích hợp vào trong Pro Engineer . Chức năng chính của nó là phân tích sản phẩm để tìm ra các thông số công nghệ thíc hợp nhằm tối ưu hóa quá trình ép phun trên máy ép nhựa. Chức năng chính của nó bao gồm :

– Tìm vị trí miệng phun (gate) thích hợp

– Phân tích quá trình điền đầy

– Phân tích cửa sổ công nghệ của quá trình ép phun

– Phân tích làm nguội và sự co rút của sản phẩm

Thiết kế khuôn khuôn ép nhựa trên phần mềm Pro engineer

Phần mềm Pro Engineer  thiết kế khuôn ép nhựa bắt đầu từ việc phân tích mẫu (chiều dày, góc thoát khuôn), tính toán co rút, tạo phôi, xây dựng mặt phân khuôn và hình thành các tấm khuôn hoàn chỉnh. Tất cả quá trình này liên hệ chặt chẽ với sản phẩm đã có. Những thay đổi từ sản phẩm sẽ được cập nhật từ động sang mẫu trong môi trường thiết kế khuôn

Thiết kế khuôn nhựa trên Pro engineer

Công việc chủ yếu của thiết kế khuôn trong Pro/MOLDESIGN là tìm được mặt phân khuôn hợp lí đảm bảo việc tách khuôn và gia công các tấm khuôn dễ dàng. Tuy không thể làm thay con người về mặt công nghệ, nhưng những thế mạnh về thiết kế surface được Pro Engineer tích hợp hoàn toàn vào Pro/MOLDESIGN sẽ giúp nhà thiết kế thể hiện chính xác ý tưởng về một mặt phân khuôn hoàn hảo. Đây cũng là một trong những lí do tại sao Pro Engineer  được dùng hầu hết trong các doanh nghiệp ngành nhựa tại Việt Nam.

Sau khi đã có các tấm khuôn từ Pro/MOLDESIGN, nhà thiết kế có thể hoàn chỉnh bộ khuôn của mình bằng các công cụ trong modul EMX. Được tích hợp hoàn toàn vào Pro Engineer, EMX sẽ giúp hoàn thiện một bộ khuôn trong thời gian nhanh nhất và chính xác nhất bởi những tính năng thông minh và hoàn toàn tự động sau đây:

Thư viện chi tiết mẫu phong phú từ những nhà sản xuất khuôn mẫu nổi tiếng như HASCO, FUTABA, DME…; cho phép tạo thêm thư viện mới.

Thiết kế khuôn dập liên hoàn trên phần mềm Pro engineer

Lắp ráp các chi tiết ở cấp độ feature với đầy đủ kích thước, người dùng có thể thay đổi theo yêu cầu và những thay đổi này sẽ được tự động cập nhật đến nhưng chi tiết liên quan. Tự động thực hiện những thao tác như tạo lỗ khi lắp ghép, xén đầu các chốt đẩy…Mô phỏng quá trình đóng mở khuôn và đẩy sản phẩm . Tạo bản vẽ lắp và bảng kê BOM (Bill of Material) tự động

Phần mềm Pro engineer là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE/PLM nên giá phần mềm bản quyền Pro engineer  cũng tương đối cao, nên tùy từng yêu cầu cụ thể mà các doanh nghiệp, trường học sẽ mua những module cho phù hợp.

Tài liệu tự học phần mềm Pro engineer  hiện nay cũng tương đối nhiều, nên các kỹ sư, công nhân, học sinh , sinh viên có thể tự tìm tòi học phần mềm Catia một cách chủ động nhất.

Công ty Công nghệ CMP tự hào là đơn vị cung cấp phần mềm bản quyền Pro engineer cho nhiều đơn vị khác nhau, ngoài ra CMP TECH  liên tục tổ chức hướng dẫn học phần mềm  Pro engineer  bằng các khóa học chuyên sâu phục vụ tốt cho công việc học tập và nghiên cứu; thiết kế khuôn nhựa trên Pro engineer , thiết kế khuôn đột dập bằng Pro engineer , thiết kế khuôn dập liên hoàn Pro engineer , lập trình gia công CNC trên Pro engineer …

Thiết kế sản phẩm trên Pro engineer

STTNội dungSố buổi

(11 buổi )

Thiết kế căn bản – Basic Solid Modelling

1
Bài 1Giới thiệu về Pro Engineer 5.0
1.1 Quản lý đối tượng trong thiết kế với Pro engineer Wildfire 5.0
1.2 Giới thiệu một số chức năng và thao tác chính trong ProE
1.3 Vẽ phác – Các công cụ vẽ phác
1.4 Các công cụ ràng buộc đối tượng trong vẽ phác
1.5 Quản lý các thuộc tính và đối tượng
1.6 Bài tập luyện tập
Bài 2

Thiết kế mô hình khối – Các lệnh tạo khối cơ bản

1
2.1 Lệnh – Extrude
2.2 Lệnh – Revolve
2.3 Lệnh tạo lỗ – Hole
2.4 Lệnh tạo gân – Rib
2.5 Lệnh tạo chi tiết dạng vỏ – Shell
1.6 Bài tập luyện tập
Bài 3

Các lệnh chỉnh sửa đối tượng

1
3.1 Lệnh tạo mặt nghiêng – Draft
3.2 Lệnh bo tròn – Round
3.3 Lệnh vát góc – Chamfer
3.4 Gán màu sắc cho đối tượng
3.5 Hiệu chỉnh và thay đổi thông số thiết kế
3.6 Bài tập luyện tập
Bài 4

Các lệnh sao chép đối tượng

1
4.1 Lệnh Copy
4.2 Lệnh tạo chi tiết đối xứng – Mirror
4.3 Lệnh Patterm
Các lệnh tạo khối phức tạp
5.1 Lệnh Sweep
Bài 55.2 Lệnh Blend1
5.3 Lệnh Sweep Blend
5.4 Lệnh Variable Section Sweep
Các lệnh thiết kế bề mặt
Bài 66.1 Lệnh Extrude surfaces1
6.2 Lệnh Revolve surface
6.3 Lệnh Sweep surfaces
6.4 Lệnh Blend surfaces
Bài 76.5 Lệnh Sweep Blend surfaces1
6.6 Lệnh Variable Section Sweep surfaces
6.7 Lệnh Blending the boundaries surfaces
Bài 8Các lệnh chỉnh sửa bề mặt1
7.1 Lệnh Merge surfaces
7.2 Lệnh Extend surfaces
7.3 Lệnh Fill surfaces
7.4 Lệnh Thicken surfaces
Bài 97.5 Lệnh Solidify1
7.6 Lệnh Replace surfaces
7.7 Lệnh Project
7.8 Lệnh Wrap
7.9 Một số lệnh thiết kế nâng cao
Bài 10

Lắp ráp – Assembly

1
8.1 Quy trình lắp ráp cụm chi tiết
8.2 Khởi tạo một Assembly
8.3 Gọi các chi tiết cho quá trình lắp ráp
8.4 Xác lập các quan hệ ràng buộc
8.5 Tạo đối tượng mới
8.6 Hiệu chỉnh vị trí các đối tượng
8.7 Giải phóng các chi tiết thành phần
8.8 Hiển thị và hiệu chỉnh các đường di chuyển lắp ghép
Bài 11

Xây dựng bản vẽ kỹ thuật

1
9.1 Quy trình tạo dựng bản vẽ kỹ thuật
9.2 Xây dựng khung bản vẽ phi tiêu chuẩn
9.3 Tạo bản vẽ mới
9.4 Tạo các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt
9.5 Tạo các thuộc tính font chữ, đường nét, kích thước, dung sai…
9.6 In ân bản vẽ

 

Lập trình gia công cnc trên phần mềm Pro engineer

Gia công với ProE – Modul Manufacturing1

 Quản lý file trong modul Manufacturing

10.2 Các bước tạo lập ban đầu
10.3 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
10.4 Thiết lập máy cho quá trình gia công
Bài 13

Phương pháp phay Volume

1
10.5.1 Thiết lập nguyên công
10.5.2 Hiệu chỉnh thông số gia công
10.5.3 Mô phỏng quá trình gia công
10.5.4 Xuất chương trình NC
Bài 14

 Phương pháp phay hốc – Pocketing

1
11.1 Các bước tạo lập ban đầu
11.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
11.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
11.4 Thiết lập nguyên công
11.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
11.6 Mô phỏng quá trình gia công
11.7 Xuất chương trình NC
Bài 15

Phương pháp phay biên dạng – Profile

1
12.1 Các bước tạo lập ban đầu
12.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
12.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
12.4 Thiết lập nguyên công
12.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
12.6 Mô phỏng quá trình gia công
12.7 Xuất chương trình NC
Bài 16

Phương pháp phay mặt phẳng – Face

1
13.1 Các bước tạo lập ban đầu
13.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
13.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
13.4 Thiết lập nguyên công
13.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
13.6 Mô phỏng quá trình gia công
13.7 Xuất chương trình NC
Bài 17

Phương pháp phay mặt cong – Surface milling

1
14.1 Các bước tạo lập ban đầu
14.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
14.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
14.4 Thiết lập nguyên công
14.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
14.6 Mô phỏng quá trình gia công
14.7 Xuất chương trình NC
Bài 18

Phương pháp phay theo đường dẫn – Trajectory milling

1
15.1 Các bước tạo lập ban đầu
15.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
15.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
15.4 Thiết lập nguyên công
15.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
15.6 Mô phỏng quá trình gia công
15.7 Xuất chương trình NC

 Phương pháp Engraving và Plunge

16.1 Các bước tạo lập ban đầu
16.2 Thiết lập hệ tọa độ cho chi tiết gia công
16.3 Thiết lập máy cho quá trình gia công
16.4 Thiết lập nguyên công
16.5 Hiệu chỉnh thông số gia công
16.6 Mô phỏng quá trình gia công
16.7 Xuất chương trình NC